Làm cách nào để xác định vùng kháng cự và hỗ trợ

Bạn và tôi đều biết hỗ trợ và kháng cự là thứ căn bản nhất trong phân tích kỹ thuật.

Đã bao giờ bạn tự hỏi vẽ hỗ trợ và kháng cự thế nào để có ý nghĩa cho quá trình giao dịch của mình? Hay đây chỉ là đường kẻ vô nghĩa cho vào biểu đồ để nhìn đầy đặn?

Tôi cũng đã từng có những “động tác thừa” khi vẽ quá nhiều đường hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ mà không giúp ích trong quá trình giao dịch. 

Như thế này

Thật là rối mắt đúng không?

Bài viết hôm nay bạn sẽ biết được cách xác định hỗ trợ/kháng cự của tôi đã thay đổi thế nào và nó sẽ giúp bạn nhận biết tín hiệu từ dòng tiền thông minh.

Để vẽ đường xu hướng ta cần xác định 3 điều: 

  • Chọn 2 đáy hoặc 2 đỉnh mà ta phát hiện dễ dàng và rõ nhất 
  • Chọn vùng giá thấp nhất (hoặc cao nhất) của cổ phiếu để vẽ (có thể là bóng nến hay giá đóng cửa) 
  • Vẽ đường xu hướng sao cho tiếp xúc với giá cổ phiếu nhiều nhất

Ta thường có những cách vẽ hỗ trợ và kháng cự nhìn như thế này

Xu hướng giá đi ngang

Giá chứng khoán tăng lên kháng cự ta sẽ bán, giảm xuống hỗ trợ ta sẽ mua

Cách vẽ hỗ trợ/kháng cự cùng phong cách giao dịch 2 chiều này phù hợp khi bạn muốn giao dịch trong giai đoạn giá chứng khoán đI ngang

Vậy trường hợp thị trường đang trong xu hướng tăng hay giảm thì ta sẽ xác định hỗ trợ/kháng cự thế nào?

Hãy vẽ vùng kháng cự và hỗ trợ linh hoạt theo xu hướng hiện tại của giá chứng khoán bằng đường xu hướng (trendline) hoặc đường trung bình động (MA)

Cách xác định này sẽ giúp bạn biết vùng giá nào nên giao dịch như ví dụ tại đây:

Mua khi giá giảm về vùng hỗ trợ của xu hướng tăng hoặc khi giá giảm về đường trung bình động

Bán (short) khi giá tăng lên vùng kháng cự của xu hướng giảm với hợp đồng phái sinh

Những ví dụ ở trên đều được lựa chọn có chủ đích để thể hiện ứng dụng của vùng kháng cự/ hỗ trợ, bạn hãy chú ý trong thời gian giao dịch thực tế việc xác định vùng kháng cự và hỗ trợ sẽ khó hơn và cần linh hoạt với từng tình huống.

Có những lúc vùng kháng cự/hỗ trợ theo chiều ngang hoặc có xu hướng sẽ bị thị trường phủ nhận và gây nên tín hiệu nhiễu

Như tại ví dụ này

Khá là bối rối đúng không?

Ta hãy cùng chấp nhận sự thật là kháng cự và hỗ trợ giúp ta có thêm thông tin trong giao dịch là dễ xuất hiện phía mua hoặc bán khi giá chứng khoán chạm vùng này, nhưng đây không phải điều luật luôn đúng. 

Giá chứng khoán có thể không tôn trọng những vùng kháng cự hay hỗ trơ bởi tâm lý tham lam, sợ hãi nhất thời dẫn đến việc thủng hỗ trợ hay kháng cự và tạo tín hiệu nhiễu. 

Bạn sẽ thấy tâm lý tham lam/sợ hãi gây tín hiệu nhiễu tại vùng hỗ trợ/kháng cự thế nào tại ví dụ ACL.  

ACL duy trì xu hướng tăng vào đầu năm 2019, vào phiên số 1, 2 ACL đạt giá trần ngay trong phiên và vượt khỏi vùng kháng cự cũ tại 15. Giá cao mới được thiết lập tại 17 ở phiên số 3, nhưng cuối phiên đã giảm về gần giá thấp nhất tại 16.1 dù khối lượng giao dịch tăng cao. 

Đây là tín hiệu sức ép bán chiếm ưu thế và chiếm quyền kiểm soát từ bên mua.

Phiên số 3 đã có cầu mua vào nhưng những phiên giao dịch sau đó giá cổ phiếu cố gắng để tạo đỉnh mới cao hơn 17 nhưng đều thất bại, xác nhận cho việc lực cung ẩn sau phiên số 3. Đến giữa tháng 04/2019, giá cổ phiếu bật tăng tốt cùng khối lượng giao dịch đồng thuận và phá vỡ kháng cự 17 trong hai phiên 4, 5 để rồi giảm luôn trở lại luôn 15. Nỗ lực tăng giá một lần nữa thất bại và tiếp tục xác nhận cho phiên số 3 rằng lượng bán ra rất nhiều tại vùng 17 và ngăn cản nỗ lực bật tăng của ACL trong phiên 4, 5. 

Thông điệp bị phân phối tại vùng đỉnh 15~17 liên tiếp được xác nhận khi ACL duy trì tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước tại phiên số 6, 7 với vùng đỉnh ở phiên số 3 hay 4, cổ phiếu sau đó đã lịm dần xuống giá 7 vào tháng 3/2020. 

Bạn có thể thấy giá chứng khoán không nhất thiết luôn tôn trọng kháng cự dù có tâm lý tham lam mua vào (qua những phiên đạt giá trần nhưng không thể tạo giá cao mới bởi dòng tiền lớn đang bán và phân phối ẩn sau những phiên tăng trần đó). 

Điều ta có thể làm tốt nhất trong giai đoạn này là kiểm soát bản thân và tránh mua khi giá đã tăng lên vùng kháng cự.

Việc xác định vùng hỗ trợ/kháng cự là một trong những bước quan trọng để ta tìm tín hiệu xác nhận cho sức ép bán đang tăng lên như tại ví dụ ACL, ta xác định được vùng kháng cự tại 15~17 và biết được chiều hướng mua vào không thể đẩy giá duy trì tăng thì việc bán sớm nên được thực hiện sau phiên số 5, 6 hay 7. 

Như vậy, bài viết này đã cho bạn thấy:

  • Việc xác định hỗ trợ và kháng cự giúp ta biết được thời điểm giao dịch khi kết hợp đồng thời với giá và khối lượng
  • Việc xác định hỗ trợ và kháng cự giúp ta có thêm thông tin để giao dịch, nó giúp ta biết lực mua vào/bán ra dễ xuất hiện tại vùng nào nhưng cần sử dụng linh hoạt trên thị trường bởi lòng tham và sọ hãi sẽ tạo tín hiệu nhiễu về giá

Tham gia room cộng đồng và trao đổi quan điểm với Sơn tại: Room Zalo

Thân.

Leave a Comment

Scroll to Top